CAM KẾT THIẾT KẾ ĐỘC QUYỀNThiết kế sáng tạo,độc quyền Trong sản phẩm Thiết kế phong cách thiết kế đa dạng, rõ ràng về nội dung, mang thông điệp đúng đến khách hàng TÁC PHẨM NGUYÊN LỚP LAYERFile Thiết kế còn nguyên lớp Layer. File phù hợp với rất nhiều dự án thiết kế .lịch tết, túi sách, banner thiệp xuân,băng rôn,Sự Kiện THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢNSTK : 0481000886924 ĐINH PHONG ngân hàng vietcombank chi nhánh biên hòa .......................... Paypal :bacbaphong@gmail.com
Showing posts with label ungdung. Show all posts
Showing posts with label ungdung. Show all posts

Thay đổi Canvas Size















Đây là phương pháp đơn giản nhất để thay đổi kích thước hình ảnh trong Photoshop. Khi thực hiện, nội dung hình ảnh sẽ giữ nguyên trong khi khoảng trống xung quanh sẽ thay đổi. Photoshop sẽ tự động thêm các điểm ảnh trong suốt hoặc có màu nền xung quanh nội dung khi khung vẽ (canvas) được mở rộng ra, tùy thuộc vào việc lớp của bạn có bị khóa hay không. Đồng thời khung vẽ sẽ cắt vào hình ảnh và loại bỏ phần hình ảnh bên ngoài khi khung vẽ  bị thu lại nhỏ hơn kích thước hình ảnh ban đầu.


Điều chỉnh Image Size trong Photoshop


















Để sử dụng công cụ này, bạn cần truy cập Image> Image Size trong thanh Menu. Nhưng trước khi đi vào cụ thể, bạn cần làm quen với ý tưởng giải quyết và nó quan trọng vì sao.

 Khi thay đổi kích thước hình ảnh, mục tiêu của bạn là thay đổi kích thước hình ảnh mà không ảnh hưởng đến độ phân giải. Bạn có thể đã có một ý tưởng mơ hồ rằng độ phân giải là một cái gì đó có tác dụng hiển thị chi tiết trong một hình ảnh. Sự nhầm lẫn xuất hiện khi bạn bắt đầu nói về độ phân giải như là mật độ điểm ảnh, được hiển thị trong Photoshop dưới dạng ppi (pixel per inch/ điểm ảnh trên inch).

Và Resampling (lấy mẫu lại) sẽ thay đổi kích thước hình ảnh mà không ảnh hưởng đến độ phân giải. Lúc này, việc chọn được phương pháp lấy mẫu lại chính xác sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho bức hình

 

phân giải hình ảnh trong Photoshop

Cach-thuc-thay-doi-kich-thuoc-hinh-anh-trong-Photoshop-7
Cach-thuc-thay-doi-kich-thuoc-hinh-anh-trong-Photoshop-8
Dpi càng cao phân giải càng lớn











Khi bạn gửi hình ảnh để in, phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh và kích thước bản in mà bạn cần mật độ hình ảnh phù hợp. Hình ảnh 300dpi phù hợp với kích thước trang A4, nhưng bạn có thể sử dụng dpi thấp hơn cho các bảng quảng cáo vì khi mọi người xem nó từ xa hơn, các điểm ảnh sẽ trở nên gần nhau hơn. Trong khi đó, đối với các bức hình số, quan trọng nhất là số điểm ảnh trong ảnh thay vì mật độ. Một hình ảnh 500px x 500px sẽ luôn là 500px x 500px, bất kể mật độ điểm ảnh là bao nhiêu.
































































trên thị trường tồn tại rất nhiều những ứng dụng phần mềm giúp cho việc điều chỉnh màu sắc hình ảnh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, color grading về bản chất không đơn thuần chỉ là tùy chỉnh màu sắc sao cho chuẩn mà còn là quá trình tư duy sáng tạo về mối quan hệ giữa màu sắc và nội dung truyền tải trong hình ảnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác dụng của color grading và những hiệu ứng hình ảnh mang lại trong điện ảnh cũng như nhiếp ảnh
















Tác dụng của color grading

Trong quá trình sản xuất, color grading đóng một vai trò to lớn trong việc truyền tải cảm xúc, tính cách cũng như thể hiện thời gian của bối cảnh hình ảnh. Do đó, trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án phim ảnh, việc cân nhắc lựa chọn ra một dải màu phù hợp là cực kì quan trọng đối với bất kì nhà làm phim nào. Pixar – một trong những bậc thầy về cốt truyện và nội dung luôn hoàn thành một “kịch bản” màu sắc sử dụng cho mỗi cảnh phim trước khi bắt tay vào thực hiện một dự án nào đó. Điều này giúp đảm bảo rằng màu sắc được sử dụng sẽ luôn tương hỗ cho mạch truyện, giúp cho người xem có thể tiếp thu câu truyện dễ dàng hơn.

tat-tan-tat-ve-color-grading
Phân biệt giữa color correction và color grading
tat-tan-tat-ve-color-grading

Mặc dù cùng sử dụng chung các loại thiết bị và phần mềm, song giữa color correction và color grading lại có sự khác biệt sâu sắc về bản chất. Color correction bao gồm các tác vụ liên quan đến việc chau chuốt, căn chỉnh màu sắc hình ảnh, ví dụ như việc xóa bỏ các vệt sạn ảnh, nhiễu ảnh, độ tương phản, hay những sai lệch của hình ảnh so với hình ảnh tiêu chuẩn của nó.

Color correction cũng có thể được sử dụng khi quay phim với nhiều máy quay khác nhau, giúp cho các cảnh phim trở nên ăn khớp, đồng nhất với nhau, tạo nên một thước phim hoàn chỉnh và mượt mà sau khi được chỉnh màu.

Mặt khác, color grading là công việc điều chỉnh màu sắc với dụng ý nhất định để khiến cho hình ảnh có một sắc thái riêng, truyền tải cảm xúc tới người xem. Lấy ví dụ, một cảnh phim được chỉnh màu đen trắng sẽ mang lại cảm giác hoài cổ, thể hiện thời gian diễn ra câu truyện, hay việc căn chỉnh góc máy và chiếu sáng khuôn mặt nhân vật chính để khiến cho họ trở nên nổi bật hơn trong cảnh phim.

Color grading trong điện ảnh
tat-tan-tat-ve-color-grading

Trong điện ảnh, color grading là quá trình được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một đội ngũ nhân viên với mục đích sử dụng màu sắc để khiến cho bộ phim trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo ra thế giới riêng của câu chuyện. Thông thường, trong khi quay phim, quyết định về màu sắc được chỉnh phần lớn sẽ được đưa ra từ phía đạo diễn hình ảnh và đạo diễn điện ảnh. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn nếu bộ phim được sản xuất theo một cách linh hoạt nhất có thể (ghi hình ở định dạng RAW hoặc LOG format), việc chỉnh màu có thể thay đổi, tùy biến trong suốt quá trình làm phim cho tới tận bản edit cuối cùng.






Trong khi làm phim, các họa sĩ số (CG artist) cũng nắm bắt rất rõ về luồng công việc (workflow) của color grading, do đó các định dạng file thường được sử dụng là EXRs để có thể lưu trữ khối lượng lớn và số lượng đa dạng các dữ liệu màu sắc được sử dụng. Hiện tại cũng đã có rất nhiều những phần mềm workflow được phát triển, tiêu biểu như ACES (Hệ thống mã hóa màu của viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh) để đảm bảo độ chính xác màu sắc trên nhiều định dạng đầu vào nhất có thể, với hy vọng có thể giúp cho người dùng bớt phải đau đầu về color correction để có thể chú tâm hoàn toàn vào color grading.

ề bản chất, color grading được sử dụng với mục đích thay đổi tông hình ảnh của bộ phim để tạo nên một chủ đề và cảm xúc nhất định. Do đó, quá trình thực hiện color grading trong những bộ phim điện ảnh thường được để dành sau cùng. Công việc này sẽ được thực hiện bởi đạo diễn chính cùng với kỹ thuật viên color grading trong một căn phòng tối để theo dõi và bàn bạc về những thay đổi cần được áp dụng để làm cho bộ phim trở nên sinh động, có hồn hơn.
Color grading trong nhiếp ảnh
tat-tan-tat-ve-color-grading

Bên cạnh điện ảnh, color grading cũng có thể tạo nên những tác động lớn trong nhiếp ảnh. Lấy ví dụ, một bát salad được chỉnh tông màu xanh lá sẽ khiến cho tổng thể tấm hình trở nên ngon mắt hơn để bạn có thể “khoe” với bạn bè trên Instagram, hay tông màu xanh dương sẽ khiến cho tấm ảnh mang một vẻ hiện đại hơn, công nghiệp hơn. Các bộ lọc (filter) trên Instagram hay trên bất kì một ứng dụng mạng xã hội nào chính là hình thái cơ bản nhất của color grading, bởi việc sử dụng filter cho tấm hình của mình cũng chính là truyền tải mong muốn và dụng ý của bản thân tới người xem bức ảnh.

Trong nhiếp ảnh cũng tồn tại một lựa chọn color grading thú vị, đó chính là việc chụp ảnh đen trắng. Sử dụng hai tông màu cơ bản này trong thời đại kĩ thuật số hiện nay khiến cho ảnh đen trắng trở thành một lựa chọn mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật thuần túy. Điều này khiến cho ảnh đen trắng thuộc vào phạm trù của color grading, bởi lúc này các yếu tố bố cục và kết cấu của bức ảnh đã trở nên quan trọng hơn nhiều.

Máy ảnh Fuji được người dùng ưa chuộng một phần vì phong cách thiết kế công nghiệp hoài cổ, phần lớn bởi máy ảnh Fuji thường được tích hợp sẵn nhiều loại bộ lọc bên trong máy, giúp cho người dùng thuận tiện hơn trong công việc color grade.












































































[


 

SẮC MÀU TRONG IN ẤN

Bạn nghĩ đó là do nhà in kém chất lượng, màu in bị lỗi nhưng đã bao giờ biết đến khoảng cách về màu sắc giữa in ấn và thiết kế chưa? Hãy cùng Printgo tìm hiểu về màu sắc trong in ấn để giảm thiểu tối đa tình trạng chênh lệch màu khi in, có được sản phẩm đúng như mong muốn nhất!

Tại sao lại có sự chênh lệch màu sắc trong thiết kế và in ấn?

Bên cạnh những lý do khách quan như máy móc, nhà in thì nguyên nhân chưa hiểu rõ về hai hệ màu RGB và CMYK cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến những bản in không như mong đợi.

Hệ màu RGB bao gồm 3 màu cơ bản đỏ (Red), xanh lá (Green) và xanh lam (Blue), được sử dụng nhiều trong thiết kế để quan sát trên các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại thông minh. Đây cũng chính là những màu cơ bản của ánh sáng trắng, nên khi chúng được kết hợp với nhau theo các tỉ lệ sẽ tạo thành một dải màu đa dạng màu sắc, bắt mắt. Còn nếu bạn kết hợp 3 màu này theo đúng tỉ lệ giống nhau sẽ ra màu trắng. RGB được coi là hệ màu có thể phát sáng, nên được sử dụng làm hệ màu chuẩn để hiển thị với các ảnh kỹ thuật số.

HỆ MÀU CMYK

Nhắc đến hệ màu trong in ấn không thể không nhắc đến hệ màu CMYK , đây là hệ màu phổ biến nhất khi in. Hệ màu CMYK là viết tắt của:

mau-cmyk
Hệ màu CMYK là gì?

C – Cyan là màu lục lam

M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),

Y – Yellow là màu vàng

K – Keyline/Black là màu đen

CMYK thường được sử dụng cho các ấn phẩm in màu một cách có hiệu quả. Cyan, Magenta, Yellow và Key (Black) tạo thành bảng màu cho CMYK. Hệ màu này thường được gọi bằng cái tên thân thương là “four-color process” ( hay quy trình bốn màu) vì nó sử dụng 4 màu mực khác nhau để tạo ra sự đa dạng màu sắc.

Mỗi màu cụ thể được tạo ra bằng cách pha trộn hỗn hợp Cyan, Magenta và Yellow. Lý do màu đen được gọi là “key” (khóa chính) vì nó được dùng như lớp phủ màu cuối cùng, quyết định độ tương phản và chi tiết đậm nhạt cho bản in. Trong quá trình này, màu trắng cũng chính là màu giấy bạn đưa vào máy in. Vì màu CMYK được pha trộn trực tiếp khi in ấn nên màu sắc sẽ có thay đổi chút ít trên các máy in khác nhau.

cac-he-mau-trong-in-an-cua-cmyk
Các mã màu trong in ấn của CMYK

Hệ màu CMYK có một đặc điểm nổi bật là hấp thụ ánh sáng hay còn gọi là hệ màu trừ. Màu mắt chúng ta quan sát được là những màu không bị hấp thụ, được phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu tới. Màu CMYK không có khả năng tự phát ra ánh sáng.

Muốn thay đổi màu CMYK thì không dùng cách tăng thêm ánh sáng mà bản thân màu CMYK sẽ loại bỏ đi ánh sáng đi từ ánh sáng gốc để thay đổi thành các màu sắc khác nhau. Vì vậy, khi 3 màu Cyan, Magenta và Yellow kết hợp lại sẽ tạo ra màu đen (bởi lúc này ánh sáng đã bị loại bỏ tất cả các màu).

Đây là đặc điểm nổi bật của hệ màu CMYK, trái ngược hoàn toàn với màu RGB. Vì vậy, đây à hệ màu trong in ấn được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất.

Tất nhiên, ngoài việc chọn đúng hệ màu, chọn nhà in uy tín, đảm bảo chất lượng cũng là điều hết sức quan trọng.







1. Hướng dẫn nội dung học thiết kế đồ họa tại nhà

Nếu bạn chọn con đường tự học tại nhà, trước hết hãy bắt đầu với  nội dung cơ bản sau đây để làm quen với Thiết kế đồ họa:

Kỹ năng vẽ thủ công

Bạn không cần phải luyện tập để vẽ tay đỉnh cao như các nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chỉ cần luyện tập các kiến thức cơ bản như vẽ phác thảo ý tưởng bằng bút chì trên giấy để dễ dàng ghi chép ý tưởng, nâng cao khả năng tư duy, chỉnh sửa trước khi mô hình hóa thiết kế trên phần mềm chuyên nghiệp. 

yếu tố cơ bản tạo nên Thiết kế đồ họa

7 yếu tố cơ bản dưới đây sở hữu những đặc tính riêng mà nếu bạn thấu hiểu được chúng, bạn có thể dễ dàng thực hiện những sản phẩm Thiết kế đồ họa đơn giản đầu tiên ngay tại nhà.

Đường (Line): Tùy thuộc vào hình thức, trọng lượng, độ dài và ngữ cảnh của các đường, chúng có thể hỗ trợ tổ chức thông tin, xác định hình dạng, ngụ ý chuyển động và truyền tải cảm xúc. Các đường vô hình trong thiết kế in ấn hoạt động như tấm lưới (grid) điều hướng và xây dựng cấu trúc. Trong khi đó, các đường hữu hình có thể được sử dụng để truyền đạt nhiều thông điệp và tâm trạng tùy thuộc vào các hình thức như:

  • Nằm ngang, nằm dọc hay nằm chéo;
  • Dạng thẳng, dạng cong hoặc dạng tự do;
  • Uốn lượn, ngoằn ngoèo hay gấp khúc;
  • Liên tiếp hay đứt đoạn;…

Hình dạng (Shape): Đối với mục đích thiết kế đồ họa, hình dạng được hiểu là một khu vực, hình thức hoặc hình thể nằm bên trong đường viền khép kín. Có hai loại hình dạng mà mọi nhà thiết kế đồ họa nên nắm rõ, đó là:

  • Hình khối hình học (dạng 2 chiều hoặc 3 chiều) được tạo ra bởi một tập hợp các điểm nối với nhau bằng đường thẳng hoặc đường cong, có thể kể đến như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác, hình tròn, hình cầu,…
  • Hình khối tự nhiên có thể bao gồm các hình dạng tự nhiên như lá, tinh thể, dây leo,… hoặc các hình dạng trừu tượng như đốm màu hoặc ngoằn ngoèo,…

Màu sắc (Color): Đây là công cụ hữu ích để truyền đạt tâm trạng hoặc kích thích phản ứng cảm xúc từ người xem. Designer có thể lựa chọn một màu duy nhất hoặc kết hợp nhiều màu theo cách hài hòa hoặc bất hòa có chủ ý. Một số màu được nhóm thành các danh mục cụ thể:

  • Các màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) được định nghĩa là các màu thuần sắc tố và khi trộn chúng với nhau, bạn tạo ra tất cả các màu sắc khác;
  • Màu thứ cấp (tím, xanh lá cây và da cam) là kết quả của việc trộn hai màu cơ bản – đỏ + vàng = da cam, xanh lam + đỏ = tím, vàng + xanh lam = xanh lá cây;
  • Màu bậc ba (đỏ-cam, vàng-cam, vàng-lục, lam-lục, lam-tím và đỏ-tím) là sáu màu là kết quả của việc trộn một màu cơ bản và một màu thứ cấp ở trên.


Kết cấu (Texture): Kết cấu diễn tả cảm giác của bề mặt như cứng, mịn, thô, mềm, nhão, bóng,… Các designer phải học truyền tải kết cấu một cách trực quan bằng việc sử dụng ảo ảnh để gợi ý đối tượng có thể cảm thấy thế nào nếu người xem có thể chạm vào nó;

Kiểu chữ (Type): Cho dù bạn sử dụng phông chữ mặc định hay tạo kiểu chữ riêng cho, bạn cần đảm bảo lựa chọn kiểu chữ dễ đọc và phù hợp với chủ đề. Kiểu chữ ảnh hưởng đến tâm trạng tổng thể của một thiết kế, vì vậy hãy cân nhắc xem các chữ cái của bạn nên là chữ in hay chữ viết và liệu chúng nên có các góc sắc nét hay bo tròn;

Khoảng cách (Spacing): Khoảng cách là yếu tố tạo nên một không gian cho bản thiết kế, tăng tác động trực quan, cân bằng các yếu tố hình ảnh nặng hơn và nhấn mạnh vào hình ảnh hoặc thông điệp mà người xem nên nhớ. Nếu không có đủ không gian, một thiết kế có thể trở nên quá lộn xộn và khó hiểu;

Hình ảnh (Image). Hình ảnh được sử dụng diễn tả ngữ cảnh giao tiếp một cách sinh động, thêm kịch tính hoặc hành động cần thiết và tạo ra một tâm trạng tổng thể cho tác phẩm. Các bạn có thể sử dụng ảnh chụp hoặc hình ảnh minh họa.

Phía trên chỉ là 7 yếu tố cơ bản, còn rất nhiều yếu tố và kiến thức khác cần tìm hiểu kỹ càng để  quá trình thiết kế trở nên dễ dàng hơn.

Luyện tập thực hành

“Practice makes perfect – Có công mài sắc, có ngày nên kim” hãy thực hành càng nhiều càng tốt khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Sau một thời gian luyện tập bạn có thể lựa chọn được phong cách thiết kế và chuyên ngành thiết kế mình muốn hướng đến như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu/ vẽ minh họa/ đồ họa chuyển động/ đồ họa 3D/…

 Kiến thức bổ trợ

Từ định hướng phát triển đã lựa chọn phía trên, hãy mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều kiến thức ở lĩnh vực liên quan như:

  • Ngoại ngữ: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, trong đó tiếng Anh được đánh giá cao vì hầu hết các câu lệnh trên phần mềm cùng nguồn tài liệu chủ yếu được cung cấp bởi ngôn ngữ này. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn lựa chọn ngôn ngữ yêu thích như Nhật, Trung, Pháp,… và hướng đến thị trường sáng tạo tương ứng;
  • Marketing thương hiệu: Mục tiêu hàng đầu của cả người đi học và tự học Thiết kế đồ họa tại nhà chính là giúp các doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing và nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố trực gian, hay tìm hiểu thêm về quá trình marketing, nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng,… sẽ hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình thiết kế sáng tạo;
  • Ngôn ngữ lập trình: Nếu bạn hướng đến mục tiêu thiết kế trang web và ứng dụng di động (app), hãy tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript. Điều này sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng với các nhà phát triển phần mềm hoặc chính bạn có thể kiểm soát trang web hay app của riêng mình

Các kênh hỗ trợ tự học Thiết kế đồ họa tại nhà

Bài viết tổng hợp 3 nguồn cung cấp tài liệu thiết kế đồ họa có sẵn trên nền tảng số để các bạn học thiết kế đồ họa ở nhà có thể chủ động tham khảo:

 Youtube

1 – Yes I’m a Designer: Bắt đầu với một kênh hướng dẫn thiết kế được tạo bởi Martin Perhiniak, một designer sống tại Anh Quốc. Thay vì tường thuật các video của mình, anh ấy cung cấp hướng dẫn chi tiết bằng văn bản ở góc màn hình đi kèm với một kỹ thuật cụ thể mà anh ấy trình diễn song song trên video. Như vậy, dù bạn không thông thạo tiếng Anh vẫn có thể dễ dàng dịch nội dung sang tiếng Việt để học tập.


2 – The Simple Designers: Đúng như tên gọi, “Những nhà thiết kế đơn giản” làm cho mọi thứ đơn giản. Bạn hoàn toàn không nghe thấy giọng nói của con người trong video của kênh mà chỉ nghe những bản nhạc mạnh khi xem họ trình diễn thao tác với Adobe Illustrator. Các hướng dẫn của họ cực kỳ cụ thể, vì vậy, bạn có thể tự học thiết kế đồ họa logo, icon và hình ảnh minh họa tại nhà trên kênh Youtube này.


3 – Make by Mighty: Nếu bạn muốn tự học cách tạo các hiệu ứng thú vị trong phần mềm Thiết kế đồ họa Illustrator và Photoshop, hãy theo dõi Made by Mighty. Các video trên kênh xoay quanh việc áp dụng các hiệu ứng tương lai như hiệu ứng glitch animation và powder blast với văn bản để mang lại cảm giác thú vị, hấp dẫn. Mặc dù không có nhiều video trên kênh nhưng nếu bạn có thể tận dụng những kỹ thuật này thì sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ nổi bật.


4 – Every Tuesday: Teela Cunningham – chủ kênh Youtube Every Tuesday, thực hiện nhiều video về hiệu ứng kiểu chữ và màu nước như hướng dẫn vẽ kiểu chữ sọc trong Photoshop, sử dụng brush trong Photoshop, kỹ thuật đổ bóng trong Illustrator, kết cấu màu nước cho kiểu chữ trong Photoshop,… Đây sẽ là một kênh tự học Thiết kế đồ họa tại nhà tuyệt vời cho những bạn yêu sáng tạo.


5 – AIGAdesign: AIGAdesign có một chút khác biệt so với các gợi ý khác trong danh sách này. Thay vì giới thiệu các video tutorial, AIGAdesign là kênh YouTube chính thức của Hiệp hội Thiết kế Chuyên nghiệp (AIGA). Tại đây, bạn sẽ thấy các cuộc phỏng vấn và thảo luận từ những tên tuổi lớn trong lĩnh vực thiết kế như Milton Glaser cũng như các cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi những tiếng nói mới nổi trong thế giới thiết kế. 


2.2. Blog về thiết kế đồ họa

1 – 99designs: 99designs tổng hợp hàng triệu dự án sáng tạo của cộng đồng freelancer thực hiện cho hàng nghìn doanh nhân thiên tài, chủ doanh nghiệp hiểu biết và những thương hiệu lớn. Bạn sẽ tìm thấy không chỉ những ý tưởng sáng tạo, sản phẩm xuất sắc mà cả những bài phân tích chuyên sâu trên 99designs.

2 – Adobe’s Blog: Bạn sẽ dùng phần mềm của nhà phát hành này thì chắc chắn không thể bỏ qua trang blog của họ trong quá trình tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Adobe’s Blog hợp nhất các nội dung trong blog để kể một câu chuyện gắn kết, duy nhất – từ tiếp thị đến sáng tạo đến phân phối và hơn thế nữa, và từ những ý tưởng tiến bộ cho đến các bài viết hướng dẫn thực hành.

3 – Creative Market’s Blog: Truy cập Creative Market để khám phá hơn 4 triệu tài nguyên sáng tạo chất lượng cao được tạo ra bởi các nghệ sĩ từ hơn 190 quốc gia trên thế giới. Những mẫu template hoàn hảo ghép nối với những hình ảnh nổi bật và phủ lên trên đó kiểu chữ ấn tượng, bạn sẽ tìm thấy mọi đồ họa mong muốn trên Creative Market.

4 – Wix Creative: Là một nền tảng hàng đầu phát triển lưu trữ đám mây, Wix Creative được truy cập bởi hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng thiết kế trang web chuyên nghiệp, đẹp mắt để quảng cáo thương hiệu, giới thiệu khả năng nghệ thuật cá nhân hay thiết lập cả một cửa hàng trực tuyến trên Wix Creative.

5 – It’s Nice That: Được thành lập vào năm 2007, It’s Nice That đã phát triển trên nhiều nền tảng. Bạn không chỉ được khơi nguồn cảm hứng trong quá trình tự học với những sản phẩm đồ họa trên trang web mà có còn khám phá sâu ngành công nghiệp sáng tạo với loạt bài chia sẻ hàng tháng trên It’s Nice That

 Nguồn cảm hứng từ những designer nổi tiếng

Bên cạnh những tài nguyên trên, bạn cũng có thể tìm nguồn cảm hứng tự học Thiết kế đồ họa thông qua những tài khoản mạng xã hội của các designer nổi tiếng: 

Instagram cùng tài khoản của 5 designer hàng đầu: 

  • Mira Malhotra: Giám đốc Sáng tạo và nhà sáng lập Studio Kohl, Mira Malhotra rất đáng để được theo dõi vì các thiết kế và hình ảnh minh họa mang đậm bản sắc quê hương cô – đất nước Ấn Độ với các vấn đề liên quan đến chính trị quốc gia và quốc tế;
  • Angelica McKinley: Giám đốc sáng tạo của Google Doodles – hình ảnh minh hoạt mà chúng ta thấy hàng ngày trên thanh tìm kiếm, Angelica McKinley cập Instagram của mình với những tác phẩm đáng kinh ngạc cùng với những bức ảnh chụp nhanh về cuộc sống hàng ngày của cô ấy;
  • Morag Myerscough: Một designer không cần giới thiệu tên, Instagram của Giám đốc sáng tạo Studio Myerscough là cái nhìn sâu sắc về tâm trí, công việc và những suy nghĩ thực tiễn của cô ấy, kết hợp những dự án thiết kế đồ họa không gian đầy màu sắc khiến bất cứ ai xem đều phải ghen tị;
  • Chikako Oguma: Chikako Oguma là Giám đốc Nghệ thuật và Designer người Nhật Bản, các tác phẩm của cô trên Instagram thu hút hàng triệu người theo dõi bởi gu thẩm mỹ tối giản đầy tinh tế. Bất cứ ai cũng có thể bắt đầu với những thiết kế như thế này;
  • Kraitip Sivakriskul: Nếu bạn theo đuổi chữ viết tay thì Kraitip Sivakrisku sẽ là thần tượng của bạn. Cô sinh viên tốt nghiệp trường Shillington New York này đã sử dụng Instagram của mình như một tạp chí nghệ thuật lấp đầy bởi vẻ đẹp của hàng ngàn kiểu chữ sáng tạo.

Cần chuẩn bị những gì khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà?

Tự học Thiết kế đồ họa là quá trình không hề dễ dàng, vì vậy hãy chuẩn bị thật kỹ 6 tiêu chí sau đây:

  • Động lực đam mê: Bạn phải đảm bảo mình có một động lực đủ lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách hàng ngày, đặc biệt là những lúc nản lòng vì chỉ học một mình;
  • Kỹ năng quản lý cá nhân tốt: Hãy xây dựng các mục tiêu theo kỳ ngắn, trung và dài hạn rồi lên kế hoạch hành động cụ thể theo từng giai đoạn để đảm bảo bạn quản lý tốt thời gian cùng như thực hiện nhưng mong muốn cá nhân;
  • Khả năng tư duy phản biện: Với nguồn thông tin rất nhiều và sẵn có trên nền tảng số, bạn cần có tư duy sắc bén để nhận diện và lựa chọn nội dung phù hợp với cá nhân và mục tiêu hướng đến;
  • Công cụ thiết bị phù hợp: Đầu tư máy tính xách tay hây máy tính bàn là lựa chọn của bạn, tuy nhiên cần đảm bảo cấu hình máy cao với thông số kỹ thuật dành cho công việc thiết kế đồ họa;
  • Cam kết thời gian lâu dài: Học tập Thiết kế đồ họa cần đầu tư thời gian lâu dài, đặc biệt đối với phương pháp tự học tại nhà, bạn nên sắp xếp cuộc sống tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân và quá trình học tập;
  • Nguồn tài chính ổn định: Phương pháp tự học phù hợp nhất với những ai đã có công việc hoặc nguồn tài chính ổn định để đầu tư công cụ, mua tài liệu chính thống, thực hành và sửa chữa những lỗi sai.

Nguồn sưu tầm